Our News

Tin tức

Phải làm gì khi trượt đại học

Phải làm gì khi trượt đại học

Nhiều bạn trẻ không qua cuộc thi tốt nghiệp THPT thường rơi vào trạng thái mất mục tiêu thường đặt ra câu hỏi: Làm gì khi trượt đại học? Nhiều bạn học viên đang ở độ tuổi 17, 18 – cái lứa tuổi vẫn nằm trong sự bảo bọc của cha mẹ, chưa phải lo nghĩ gì đến tương lai. Nhưng các bạn đến với EZcooking với khuôn mặt đượm buồn, cùng chia sẻ về cuộc sống sau khi trượt đại học không biết lựa chọn con đường nào tốt cho tương lai. Có rất nhiều con đường dẫn tới thành công chứ không nhất thiết phải vào đại học, nhiều bạn cũng đến trung tâm để được dạy nấu ăn về kinh doanh hoặc đi làm, Sau đây EZcooking giới thiệu với các bạn trẻ những hướng đi bạn có thể tham khảo để giúp bạn định hướng trong tương lai: Học ôn để thi lại Nếu các bạn trẻ vẫn cảm thấy tiếc nuối về cánh cửa đại học, các bạn hoàn toàn có thể bỏ ngoài tai những lời nói khó nghe từ bên ngoài và lựa chọn ôn tập để thi lại cho năm sau. Nếu đã xác định cánh cửa đại học là con đường duy nhất để thành công thì việc chậm một năm so với bạn bè đồng trang lứa cũng không phải là điều quá tệ, điều quan trọng là đừng để bản thân mình nản chí mà rút lui khi cuộc thi đang gần kề. Đi làm tự kiếm tiền Các bạn trẻ có thể tự đi làm kiến tiền nuôi sống bản thân, tuy nhiên có rất nhiều cơ hội việc làm dành cho các bạn trẻ 17, 18 tuổi. Do chưa có bằng cấp và hạn chế trong việc sử dụng lao động trẻ nên các bạn có thể làm các công việc tay chân, lương thấp vì chưa có kinh nghiệm. Ngoài ra, bạn có thể tự đứng ra kinh doanh mở một cửa hàng buôn bán nhỏ để tự nuôi sống mình. Nếu làm tốt, bạn hoàn toàn có thể sống độc lập mà không phải nhờ đến sự giúp đỡ của người thân và dành được ánh mắt thiện cảm của mọi người. Học nghề, cao đẳng, học trường ngoài công lập Học nghề là một sự lựa chọn không tồi dành cho các bạn trẻ bởi đây là một sự lựa chọn thiết thực cho tương lai. Với thực trạng thừa thầy thiếu thợ tại Việt Nam, việc bạn trượt đại học hoàn toàn có thể là ngoài ý muốn nhưng lựa chọn con đường thiết thực, phù hợp cho mình theo đuổi ước mơ lại là điều có thể thực hiện ngay lúc này. Nếu bạn không muốn học những môn lý thuyết khô khan, sáo rỗng… thì bạn có thể lựa chọn con đường các nghề. Các ngành nghề ngắn hạn như học nghề đầu bếp chuyên nghiệp với thời gian 3 – 4 tháng có thể giúp bạn rút ngắn thời gian học và có cơ hội lập nghiệp sớm hơn. Một vài năm trở lại đây, do Bộ Giáo Dục đào tạo cấp phép ồ ạt cho quá nhiều trường tư thục, dạy nghề thành lập nên chất lượng giảng dạy không còn thực chất, sinh viên ra trường không có đủ kiến thức để có thể hòa nhập nhanh với thực tế do đó, nếu bạn đã xác định đăng ký học nghề thì nên lựa chọn những trung tâm dạy nghề uy tín, chất lượng, giảng dạy thật và học tập, thực hành thật để có môi trường đảm bảo cho tương lai của mình. Đi du học nước ngoài Đi du học nước ngoài là xu hướng mới trong giới trẻ ngày nay nhất là đối với những bạn trẻ sống trong gia đình có điều kiện. Tuy nhiên nếu xác định sau khi tốt nghiệp cấp 3 bạn sẽ đi du học thì ngoài việc tích lũy kinh nghiệm bạn cũng nên dành thời gian rèn luyện ngoại ngữ và tìm hiểu các kiến thức, kỹ năng sống để tự lập ở nước ngoài trong đó vấn đề ăn uống, sinh hoạt là một trong những điều bố mẹ nên lo lắng cho con. Nhiều bạn trẻ trước khi đi du học nước ngoài thường đăng ký tham gia một khóa học nấu ăn để có thể tự lo những bữa cơm khi không ở gần bố mẹ. Khi một cánh cửa này đóng lại thì chắc chắn một cánh cửa khác sẽ mở ra, đừng tiếc nuối cánh cửa vừa khép lại mà hãy mạnh mẽ bước tiếp bởi vì ở phía trước vẫn đang có một cánh cửa tương lai đang đón chờ những bạn trẻ biết vươn lên và sống tự tin với chính mình. Cuốc sống là một chuỗi dài những lựa chọn, và dám sống để đối diện với thất bại chính là cách bạn trưởng thành nhanh nhất....

Đọc tiếp

Tìm hiểu về nghề đầu bếp

Tìm hiểu về nghề đầu bếp

Nghề đầu bếp ngày nay đã trở thành một nghề rất hot ở Việt Nam nhưng không phải ai cũng có hiểu biết đầy đủ về nghề đầu bếp. xem thêm : Học nghề đầu bếp Trong lĩnh vực nghề bếp, có rất nhiều chức danh chuyên môn được trao cho những người có kiến thức chuyên môn, hiểu biết nhiều lĩnh vực và phân chia rất nhiều các công việc trong một căn bếp như tổng bếp trưởng, bếp trưởng, bếp phó, phụ bếp… Mỗi một vị trí đều có những yêu cầu công việc và đòi hỏi các bộ phận phải có sự kết hợp với nhau để công việc bếp được tiến hành trôi chay, đảm bảo bữa ăn ngon lành, sạch sẽ, đúng giờ, trình bày đẹp mắt…. Nghề đầu bếp phải làm các công việc gì? Nghề đầu bếp với những đặc thù riêng biệt đòi hỏi sự tỉ mỉ, kiên nhẫn, khéo léo và sáng tạo, phải thực hiện nhiều công việc để phối hợp với nhau tạo ra những món ăn ngon. Tuy nhiên nghề đầu bếp được mô tả tổng quát thông qua các tiêu chí sau: - Chuẩn bị nguyên liệu, dụng cụ, thiết bị và vệ sinh sau khi sử dụng. Người đầu bếp phải có sự chuẩn bị các vật dụng cần thiết trước và trong quá trình chế biến, sau khi chế biến phải đảm bảo sự sạch sẽ, gọn gàng. - Biết cách lựa chọn các loại thực phẩm, nguyên liệu đầu vào sạch sẽ, có xuất xứ và hạn sử dụng rõ ràng để món ăn làm ra luôn được tươi mới. - Biết cách chế biến các loại thực phẩm theo các phương pháp chế biến: rán, nướng, quay, chiên… và biết cách áp dụng các phương pháp để sáng tạo ra các món ăn mới. - Có khiếu thẩm mỹ, trình bày các món ăn đẹp mắt, bắt mắt. - Có kiến thức về thực phẩm, nhận biết và bảo quản các đồ thực phẩm. - Quản lý các bộ phận bếp khác để đảm bảo thời gian phục vụ món ăn cho khách hàng. Việc làm nghề đầu bếp ở Việt Nam chưa có sự chuyên biệt hóa, do đó một người đầu bếp biết làm hầu hết các món ăn với phong cách khác nhau. Tuy nhiên nếu có cơ hội làm việc ở các nhà hàng, khách sạn lớn.. các bếp trưởng thường chuyên về một loại thức ăn đặc biệt như bếp bánh ngọt, bếp bánh nướng, bếp bánh mì… Cơ hội nghề nghiệp với nghề đầu bếp Nghề đầu bếp là nghề cực kỳ vất vả với thời gian làm việc liên tục theo ca, bao gồm cả ngày cuối tuần và ngày lễ theo yêu cầu của thực khách. Công việc này đôi khi khá căng thẳng và bận rộn, đặc biệt là vào những giờ cao điểm trong ngày hay các dịp lễ tết, các sự kiện đặc biệt như hội nghị, tiệc chiêu đãi v.v... Trong giai đoạn nền kinh tế có sự phát triển, nghề đầu bếp được đánh giá là một trong những ngành nghề đòi hỏi nguồn nhân lực rất nhiều trong tương lai. Việc đầu tư thời gian, công sức theo đuổi nghề đầu bếp chuyên nghiệp quả thực là một khoản đầu tư dễ sinh lợi trong tương lai. Với sự khéo léo của mình, các đầu bếp có thể tự mở một cửa hàng hay quán ăn nhỏ để tự làm chủ, tự kinh doanh. Nghề đầu bếp đòi hỏi các kỹ năng gì? Để theo đuổi con đường trở thành bếp trưởng, ngoài sự đam mê vốn có, người đầu bếp phải thực sự có năng khiếu với các phẩm chất và kỹ năng cần thiết: - Khéo tay, sạch sẽ, thích công việc nấu nướng, sức khỏe tốt - Có khả năng tổ chức công việc - Có khả năng làm việc dưới áp lực cao và làm việc theo nhóm - Có mắt thẩm mỹ tốt; nhạy cảm với mùi vị - Chịu khó học hỏi Nên bắt đầu học nghề đầu bếp từ đâu? Các trung tâm dạy nấu ăn thực sự là sự lựa chọn không tồi khi bắt tay vào học nghề đầu bếp, dù bạn là ai nếu xác định theo đuổi con đường trở thành đầu bếp chuyên nghiệp thì bạn không thể đốt cháy giai đoạn bằng cách bỏ qua các bước kiến thức nền cơ bản. Sau quá trình học kiến thức cơ bản, bạn có thể xin học việc đầu bếp từ vị trí phụ bếp tại các nhà hàng, khách sạn để rèn luyện và tích lũy kinh nghiệm và đi lên các vị trí cao hơn hoặc bạn có thể tự đứng ra mở một cửa hàng tự kinh doanh với những kiến thức nghề bếp mà mình đã được học.Học viên Trần Đức Thiện - Lớp nghề chuyên nghiệpNghề đầu bếp thực sự là một miền đất hứa cho những bạn trẻ đam mê học nấu ăn, đó là cơ hội để các bạn trẻ khẳng định tài năng của mình trong việc tự định hướng cho mình trong tương lai....

Đọc tiếp

Nghề đầu bếp lương 280 triệu/tháng?

Nghề đầu bếp lương 280 triệu/tháng?

Bạn ĐỪNG NGẠC NHIÊN bởi đây CHÍNH LÀ SỰ THẬT. Hiện nay, nghề đầu bếp đặc biệt là bếp trưởng được đánh giá là một trong những nghề BỎ VỐN KHÔNG LO ĐÓI bởi thời gian học ngắn, thực hành và có việc luôn nếu đam mê và chịu thử sức. Trong các lĩnh vực của nghề đầu bếp, đầu bếp du thuyền được đánh giá là nghề HÁI RA TIỀN với mức lương 280 triệu/tháng. Theo nghiên cứu của Mỹ, nghề đầu bếp du thuyền thường có mức lương trung bình 140 triệu/tháng tại các vị trí phụ bếp thông thường, các vị trí như bếp trưởng hoặc bếp phó nhiều năm kinh nghiệm có thể nhận được mức lương 13 nghìn USD/tháng (khoảng 280 triệu đồng). Là một đầu bếp gạo cội của Pháp, sau 20 năm làm việc tại các khách sạn lớn, ông Stephane Desormiere vẫn quyết định chuyển sang làm bếp trưởng trên du thuyền mang tên Axioma sang trọng (có phòng chiếu phim 3D, phòng tập gym) vì mức lương hậu hĩnh 101.000 USD/ năm. Tuy nhiên, để có được mức lương hấp dẫn đó bạn phải mất nhiều thời gian, công sức để rèn luyện tay nghề kết hợp sức sáng tạo, khả năng ứng biến linh hoạt bởi nấu ăn trên du thuyền không gian bếp hạn hẹp, nguyên liệu bổ sung nhiều khi không mua kịp và phải chiều lòng những vị khách khó tính và sành ăn. Hãy thử tưởng tượng bạn đang làm việc trong căn bếp của một chiếc du thuyền sang trọng, trong không gian hạn hẹp và lênh đênh trên biển trong một thời gian dài với cường độ làm việc 14h/ngày và nếu có yêu cầu, bạn vẫn phải thức dậy thật nhanh và đáp ứng nhu cầu ăn uống của thực khách trong thời gian nhanh nhất. Do điều kiện không gian du thuyền có hạn nên diện tích căn bếp thường khá chật hẹp, đặc biệt để đảm bảo an toàn khi đi trên biển, các căn bếp được bảo vệ rất kiên cố để đảm bảo các vật dụng không bị rơi khi di chuyển. Một khó khăn cho các bếp trưởng khi chế biến các món ăn cực kỳ phức tạp nhiều công đoạn và đòi hỏi những dụng cụ chuyên biệt. Đối với các bếp trưởng du thuyền, mặc dù điều kiện làm việc khó khăn, khắc nghiệt nhưng nếu họ làm tốt thì điều đó quả thực rất tuyệt vời bởi những người đầu bếp thực thụ làm thỏa mãn khẩu vị của những vị thực khách kén ăn nhất, đem lại cơ hội nâng cao tay nghề và qua mỗi chuyến đi, đi đến những vùng đất mới đem lại những trải nghiệm và tìm hiểu được những món ăn đặc biệt chỉ những vùng đất ấy mới có, qua đó bổ sung thêm những kiến thức ẩm thực mới và dựa vào kinh nghiệm của bản thân, sáng tạo thêm những món ăn mới. Và để đi đến cái đích thành công, việc làm đầu tiên chính là bước đi những bước đầu tiên bằng cách tìm hiểu và học những kiến thức căn bản. Học nghề đầu bếp tại các trung tâm dạy nấu ăn với thời gian đào tạo liên tục, dài hạn và học các kiến thức cơ bản về nghề bếp: kỹ năng cầm dao, kỹ năng cắt tỉa, kỹ năng tẩm ướp gia vị, kỹ năng sử dụng các công cụ - dụng cụ trong nhà bếp cùng các kiến thức chuyên sâu về bếp Âu, bếp Á… đem đến cho các bạn học viên đam mê học nấu ăn có những kinh nghiệm căn bản và sự lựa chọn cũng như định hướng trong tương lai. Việc lựa chọn trung tâm học nấu ăn ở đâu tốt là câu hỏi các bạn học viên cực kỳ quan tâm, tuy nhiên đối với EZcooking đó quả thực là một câu hỏi cực kỳ dễ dàng ^^...

Đọc tiếp

Học làm bánh nên bắt đầu từ đâu

Học làm bánh nên bắt đầu từ đâu

Nghề làm bánh tại Việt Nam còn khá mới mẻ tuy nhiên trên thế giới lại rất phổ biến và nhận được sự quan tâm của rất nhiều đối tượng đặc biệt là các bạn trẻ. Để tìm hiểu thêm về nghề làm bánh, EZcooking xin chia sẻ một số kinh nghiệm khi bạn bắt đầu tìm hiểu về học làm bánh. Người thợ bánh làm công việc gì? Mỗi buổi sáng, người thợ làm bánh thường dậy sớm tự chuẩn bị các nguyên liệu cần thiết để làm ra những chiếc bánh hàng ngày cho mình. Công việc làm bánh thực sự đòi hỏi một sức khỏa tốt để làm việc với cường độ cao mỗi ngày. Thợ làm bánh thường thức dậy từ sớm để chuẩn bị các nguyên liệu cần thiết để làm ra những chiếc bánh tươi mới đầu tiên trong ngày. Những yêu cầu đòi hỏi khi bạn quyết tâm trở thành thợ làm bánh Cũng như các công việc khác, thợ làm bánh đòi hỏi sự chính xác về tỉ lệ, khối lượng và công thức chuẩn làm bánh để làm ra những chiếc bánh thơm ngon. Ngoài sự chính xác về tỉ lệ, người thợ bánh còn phải có lòng yêu nghề tha thiết bởi làm bánh cũng là làm một công trình nghệ thuật, một chiếc bánh ngon chỉ được làm ra dưới đôi bàn tay tài hoa và một trái tim nồng nhiệt yêu nghề. Một người thợ làm bánh giỏi là người nhận thức được tầm quan trọng của từng bước riêng biệt, đối với thợ làm bánh không có công đoạn nào quan trọng hơn công đoạn nào bởi chỉ cần một sai sót nhỏ đều có thể dẫn đến những chiếc bánh không còn hoàn hảo nữa. Thợ làm bánh giỏi đòi hỏi phải có một khối óc sáng tạo không ngừng khi tự mình nghiên cứu ra những công thức bánh mới và cả cách trang trí bánh khiến khách hàng của mình không khỏi trầm trồ ngạc nhiên đầy thú vị. Bạn nên bắt đầu từ đâu để trở thành một người thợ làm bánh giỏi? Để trở thành một thợ làm bánh, bạn sẽ phải học những kỹ thuật cơ bản của việc làm bánh, từ việc nhận biết các loại bột cho đến cách nhào bột, trộn bột rồi cách đặt nhiệt độ lò nướng, trang trí bánh… Ngoài ra, một thợ làm bánh rất cần có một kiến thức nền cơ bản và kinh nghiệm thực tế. Những điều tưởng chừng rất đơn giản như cách sắp xếp đồ trong bếp, cách giữ bếp sạch, chọn khuôn bánh, chọn dụng cụ, cách tổ chức làm việc…đều cần phải được học tập trong một môi trường chuyên nghiệp để cho ra đời những chiếc bánh chất lượng nhất. Ai cũng có thể trở thành một thợ làm bánh nhưng để trở thành thợ bánh giỏi bạn cần trau dồi những điều gì? Nghề làm bánh thực sự là một nghề rất vất vả, nó đòi hỏi sự tỉ mỉ trong từng công đoạn và do đó việc học làm bánh từ những bước căn bản cực kỳ quan trọng. Để bước chân vào ngành nghề hấp dẫn nhất trên thế giới, bạn nên lựa chọn một trung tâm dạy nấu ăn, dạy làm bánh có uy tín với nhiều năm kinh nghiệm trong đào tạo để đảm bảo bạn học được những kỹ năng cần thiết trong thời gian ngắn nhất, đi kèm với đó là những người thầy thực sự tâm huyết muốn truyền dạy những điều tốt đẹp nhất về thế giới bánh ngọt không chỉ cho riêng bạn và cho cả khách hàng của bạn. Cảm giác hạnh phúc thật sự của một người thợ làm bánh chính là nhìn ngắm những ánh mắt, nụ cười rạng rỡ của khách hàng khi nếm những chiếc bánh do chính bàn tay bạn làm ra, đó thực sự là một điều tuyệt vời mà không phải ai cũng có cơ hội được trải nghiệm....

Đọc tiếp