Our News

Tin tức

Bức thư gửi những đầu bếp tương lai của bếp trưởng

Bức thư gửi những đầu bếp tương lai của bếp trưởng

EZcooking xin gửi tới các bạn học viên bức thư “Thư từ bếp trưởng gửi tới các học viên học nấu ăn” – theo bản dịch của Chef Hungazit. Những đầu bếp chuyên nghiệp tương lai của chúng ta thân mến! Học nghề đầu bếp Các bạn đã từng thấy những Iron Chef, những Master Chef thật tuyệt vời với những ngọn lửa như rồng bay đầy uy lực, hay những màn cắt thái điêu luyện, cùng với những chiếc đĩa ăn được trang trí thật đẹp và tinh tế. Nhưng đằng sau đó nó đòi hỏi một sự hy sinh, cố gắng không ngừng. Tôi đã rất bực mình, hãy bỏ qua cho tôi nếu tôi to tiếng. Bạn đã gửi giấy báo nghỉ chỉ sau 2 tuần làm việc và không xuất hiện vào ngày hôm sau…và bạn đã làm tôi hơi buồn. Tôi biết lý do tại sao bạn bỏ cuộc. Đó là công việc vất vả, còn hơn những gì bạn đã nghĩ. Nhưng có điều buồn cười là, bạn đã được làm việc ở một khu vực khá nhàn và bạn chưa bao giờ phải đối mặt với một đêm vất vả cả, hài hước lắm đúng không? Điều đáng buồn là bạn chưa bao giờ biết được nó thực sự vất vả thế nào hoặc một đầu bếp đúng nghĩa là thế nào! Thực ra nó cũng không hoàn toàn là lỗi ở bạn, họ đã không trang bị cho bạn đầy đủ khi còn ngồi ở trường đúng không? Họ đã không cảnh báo bạn, muốn là một bếp trưởng giỏi trước tiên phải là một người nấu giỏi đã. Họ không nói với bạn về sự hy sinh mà bạn cần có, công việc vất vả, giờ làm việc dài, thiếu ngủ và sự lợi dụng sức lực của bạn từ các bếp phó. Họ đã không nhắc nhở bạn về điều đó. Bạn nghĩ rằng sau khi tốt nghiệp bạn sẽ làm được như Gordon Ramsay hay Thomas Keller trong vài năm và đó là tất cả những gì bạn phải mất đúng không? Tôi biết rằng, học cầm dao thế nào, làm nước dùng thật ngon hoặc học chần rau sao cho nó xanh, rửa rau ra sao thì thật nhàm chán. Đứng ở bộ phận bếp nóng để xào hay nướng thì tuyệt hơn đúng không? Dù sao thì tôi cũng đã già rồi và không phải học mấy điều đó nữa. Có ai mà muốn học mài dao làm sao cho sắc để mà lọc cá, quá nhàm chán và tẻ nhạt. Tốt thôi, tôi sẽ chia sẻ với bạn một vài điều. Một ngày nào đó, có thể bạn trở thành bếp trưởng. Bạn sẽ cần đào tạo và tạo động lực cho nhân viên của bạn, hướng dẫn họ, dẫn dắt, dạy cho họ và truyền cảm hứng cho họ. Một ngày bạn phải mất nhiều thời gian hơn là để lo lắng cho lợi nhuận kinh doanh. Bạn sẽ quên chuẩn bị khu vực làm việc của mình, làm sốt, chuẩn bị thịt ngay cả việc mài dao. Bạn sẽ giành nhiều thời gian hơn cho quảng cáo, gặp gỡ khách hàng, họp với đối tác, họp nhân viên…. Tất cả mọi thứ. Bạn sẽ mất nhiều thời gian cho việc bên ngoài nhà hàng để quảng bá cho nó, tham gia các buổi phỏng vấn, khổ sở với đống sổ sách kinh doanh, hôn tạm biệt vợ trong lúc cô ấy còn ngủ để đến nhà hàng sớm hơn tất cả mọi người và những điều trên đây sẽ khiến cho bạn bỏ lỡ đám cưới bạn bè, người thân sinh nhật, lễ tốt nghiệp… và rất nhiều điều khác nữa. Bạn sẽ xa lánh bạn bè, gia đình của bạn vì bạn không viết hoặc gọi điện đủ cho họ. Không có ngày ốm, không có ngày cho riêng bạn, không ngày nghỉ. Nhưng hãy vượt qua! Hãy sẵn sàng cho một năm hy sinh, công việc đầy khó khăn, căng thẳng và thử thách. Học nhiều hơn những gì bạn có thể, đọc tất cả mọi thứ, đặt câu hỏi, viết ra mọi điều bạn thích, tiết kiệm tiền để đi ăn ở những nhà hàng khác. Đi làm sớm và ở lại muộn hơn, đến làm việc vào ngày nghỉ của bạn chỉ để học cách làm vỏ pastry hoặc cách cắt thái của butcher. Ăn tất cả mọi thứ bạn có thể, liên tục như vậy và hỏi bếp trưởng thật nhiều câu hỏi mà ông ấy cảm thấy khó chịu. Hãy tự chăm sóc cho bản thân và ngủ nhiều nhất nếu có thể, nếu có thể bỏ qua việc uống rượu hay thuốc lá sau giờ làm việc là tốt nhất để thức dậy và sẵn sàng làm việc. Đi du lịch và trải nghiệm văn hóa, ăn đồ ăn khác và học nói tiếng của dân bản xứ. Không vội vàng để trở thành một bếp phó hoặc kiếm được nhiều tiền. Nó không bao giờ thành công ngoại trừ bạn thực sự là một tài năng hoặc may mắn. Chỉ có một Ferran Adria hoặc Thomas Keller hoặc Grant Âchatz và tất cả bọn họ đã làm việc vô cùng khó khăn để có được nơi họ đang có và tiếp tục làm như vậy. Tận hưởng tất cả những thứ vớ vẩn đã đến trong cuộc sống này, nắm lấy nó mà học cách trưởng thành. Một ngày nào đó khi bạn đã là một tổng bếp trưởng hoặc bếp trưởng hay ông chủ. Mọi thứ hiển hiện trước mặt một cách thật mạnh mẽ, chắc hẳn bạn sẽ ngồi xuống. Bạn sẽ hiểu tất cả mọi điều về bếp trưởng, bếp phó khi la mắng bạn, bạn sẽ hiểu tại sao chúng ta làm việc theo cách của chúng ta làm. Bạn sẽ hiểu tại sao nghề của chúng ta thật tuyệt vời, độc đáo và nó làm bạn đau. Tôi không thể nói ở đâu hay khi nào nó sẽ xảy ra nhưng tôi hứa với bạn rằng nếu bạn làm việc chăm chỉ và giữ cho cái đầu bình tĩnh và làm những gì bếp trưởng giao cho. Hãy giữ những điều này trong tâm trí khi tôi giao việc nặng cho bạn, thúc đẩy, chỉ trích và từ chối yêu cầu ngày nghỉ của bạn. Có lẽ công việc tiếp theo của bạn bạn sẽ vận dụng nó tốt ở vị trí của một người đứng nấu trong một đêm vất vả....

Đọc tiếp

Bạn là ai trên con đường trở thành đầu bếp chuyên nghiệp?

Bạn là ai trên con đường trở thành đầu bếp chuyên nghiệp?

Những người trước kia chịu hy sinh niềm vui của bản thân mình, hy sinh từng miếng ăn, giấc ngủ thậm chí cả gia đình của họ trước đây họ được coi là những vị Thánh, còn ngày nay họ được gọi với một cái tên rất gần gũi “người đầu bếp”. Từ trước đến nay, rất nhiều người Việt Nam lầm tưởng người đầu bếp đơn thuần chỉ là người làm công việc bếp núc đơn giản nhưng sự thực thì…. Không phải như thế.   Hình ảnh “Quanh năm xoong chảo đen sì” hình dung về nghề đầu bếp xưa nay đã không còn nữa, đầu bếp ngày nay đã trở thành một nghề không hề thua kém những nghề danh giá khác bởi nếu bạn thực sự bước chân vào khu bếp của những khách sạn và nhà hàng lớn, bạn sẽ thấy đó không khác gì nhà máy sản xuất thu nhỏ với sự phân công công việc và phối hợp nhịp nhàng của các thành viên trong đó. Làm nghề bếp không khác gì một nhà máy sản xuất   Tìm hiểu về cơ cấu phân công công việc trong khu bếp, bạn sẽ hiểu rằng làm trong khu bếp nó chính xác là một xưởng sản xuất bởi một đĩa thức ăn được đem đến cho khách hàng nó không của riêng ai. Trong bếp, không có ai là ngôi sao cả! Bạn là chính bạn, làm đầu bếp phải có cái tôi, cái bản ngã của riêng mình để mỗi món ăn bạn làm ra đều tạo dấu ấn của người làm ra nó, nhưng cái tôi đó phải được cộng hưởng, đồng lòng cùng với tất cả những người làm việc trong bếp dù là nhỏ nhất mới tạo nên được một món ăn tinh tế, hoàn hảo. Rất nhiều bạn trẻ đã “sốc” khi tiếp xúc với môi trường làm bếp chuyên nghiệp bởi sự vất vả, sức ép, tiếng ồn, mùi khói… và phải hy sinh phần lớn cuộc sống của riêng mình bởi nghề bếp phải “dậy khi mọi người chưa tỉnh giấc và về nhà khi mọi người đã đi ngủ”. Và trong một căn bếp, sự phân công và tổ chức công việc phân chia cấp bậc rõ ràng từ tổng bếp trưởng cho đến phụ bếp. Cùng tìm hiểu về cơ cấu tổ chức trong một căn bếp chuyên nghiệp gồm các vị trí như sau: 1 - Executive Chef – Tổng bếp trưởng: người nắm giữ vị trí này có quyền hành tối cao mà ai cũng phải kính trọng và nể phục vì khả năng tổ chức, phân công công việc và tạo mọi điều kiện để mọi nhân viên dưới quyền của mình phối hợp làm việc với nhau tốt nhất. 2 - Chef de Cuisine – Bếp trưởng bộ phận: vị trí bếp trưởng bộ phận xuất hiện ở nhà hàng lớn, có phân chia các loại nhóm đồ ăn. Vị trí này chỉ sau tổng bếp trưởng và là trái tim của căn bếp bởi họ là người chăm chỉ nhất trong những người chăm chỉ và hy sinh nhiều hơn cả cho chính khu vực bếp của mình. 3 - Sous Chef – Bếp phó: đây thực sự là cánh tay phải của bếp trưởng, người giữ vị trí này phải chịu áp lực đồng thời từ 2 phía là bếp trưởng và nhân viên bếp phía dưới. Bếp phó thường nấu ở các vị trí quan trọng và không có vị trí nào trong căn bếp mà bếp phó không thể đảm đương. 4 - Chef De Partie – Bếp chính hoặc tổ trưởng của một tổ nấu ăn, đứng sau bếp phó .Vị trí này vô cùng quan trọng vì phải quán xuyến tất cả công việc từ chuẩn bị đồ , nấu sốt, rồi ra đồ. Đứng ở vị trí này cần phải có kỹ năng rất tốt về nấu ăn, vệ sinh an toàn thực phẩm, tổ chức khu vực làm việc . 5 - Demi Chef de Partie – Tổ phó tổ bếp , sẽ thay cho bếp chính khi đi vắng. Cũng giống như bếp chính, vị trí này đòi hỏi sự cẩn thận, tit mỉ và hiểu biết sâu rộng về các loại thực phẩm và vệ sinh an toàn thực phẩm, quản lý và phối hợp với các nhân viên bếp ở dưới. 6 - Commis – phụ bếp đây là vị trí vất vả nhất trong bếp. Nhưng để leo tới những cấp bậc cao hơn, phụ bếp phải lao động hết mình, không ngừng học hỏi để nâng cao tay nghề và kiến thức chuyên môn, từ đó từng bước đi lên các vị trí quan trọng hơn.   Bạn đã tìm được vị trí của mình trên con đường trở thành đầu bếp chuyên nghiệp? Khi đặt mục tiêu phải trở thành đầu bếp chuyên nghiệp, hãy nhớ rằng bất kỳ một bếp trưởng nổi tiếng nào trên thế giới cũng đều đi lên từ những vị trí nhỏ nhất trong bếp. Và để thực sự trở thành một đầu bếp chuyên nghiệp, bạn phải chuẩn bị sẵn tinh thần để vượt qua mọi khó khăn, thử thách và con đường đó..không bao giờ dành cho kẻ lười biếng cả. EZcooking hiểu rằng, không có con đường nào trải đầy hoa hồng mà mình phải dẫm lên gai hồng để bước đi. Những hành trang, kiến thức mà khóa học đầu bếp chuyên nghiệp đem lại cho bạn sẽ giúp bạn định hình, tìm ra cái hướng nghề bếp mà bạn theo đuổi, từ đó nuôi dưỡng và thổi niềm đam mê vào trái tim trẻ tuổi đầy nhiệt huyết của những người đầu bếp tương lai....

Đọc tiếp

Nghề đầu bếp giải quyết nhức nhối thất nghiệp

Nghề đầu bếp giải quyết nhức nhối thất nghiệp

Nghề đầu bếp giải quyết nhức nhối thất nghiệp khi tỷ lệ thất nghiệp tại Việt Nam ngày một tăng cao trong những năm vừa qua. Bộ trưởng Bộ Giáo Dục và Đào Tạo Phạm Vũ Luận tại phiên giải trình của Chính phủ với Ủy ban Văn hóa - Giáo dục - Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội đã phát biểu: “Mặc dù trong giai đoạn 2010-2014, số lao động có trình độ ĐH, CĐ có việc làm tăng nhưng người thất nghiệp cũng tăng cao hơn so với số tốt nghiệp và số có việc làm. Trong khi người có việc làm chỉ tăng 38% thì người thất nghiệp tăng gấp đôi (ở nhóm lao động này - NV)” và theo như bộ trưởng nhận định thì VIỆC LÀM TĂNG KHÔNG KỊP SỐ NGƯỜI CẦN VIỆC. Những nhận định Bộ trưởng Phạm Vũ Luận phản ánh khá rõ nét thị trường lao động hiện nay, mặc dù việc làm mới được tạo ra nhiều nhưng vẫn không đáp ứng được nhu cầu tìm việc. Vậy nguyên nhân thất nghiệp do đâu? Đứng trước tình hình thất nghiệp ngày càng tăng cao, nguyên nhân thất nghiệp có nhiều yếu tố nhưng chủ yếu vẫn do chất lượng nguồn nhân lực bởi sinh viên đại học, cao đẳng sau khi ra trường không có việc làm hoặc không tìm được việc làm phù hợp, dẫn tới tình trạng nhân lực thì thừa nhiều nhưng không đáp ứng được nhu cầu của các nhà tuyển dụng. Rất nhiều các cử nhân kinh tế sau khi ra trường không thể tìm được việc làm phù hợp. Nghiên cứu của Mỹ cũng chỉ ra rằng, trong tương lai có những nghề không bao giờ hết việc như bác sĩ, dịch vụ tang lễ, xây dựng… và trong đó có cả nghề đầu bếp. Điều này tạo ra sự mất cân bằng trên thị trường lao động, vô hình chung tạo nên sức ép khổng lồ lên nền kinh tế. Với chính sách giáo dục của Việt Nam hiện nay, một cử nhân kinh tế phải mất 4 năm rèn luyện trên ghế nhà trường và sau khi tốt nghiệp, phải mất 6 tháng – 1 năm để cử nhân đó có thể quen việc và tạo ra giá trị cho xã hội. Cuộc sống càng hiện đại và tiên tiến, nhu cầu nghỉ dưỡng, ăn uống và thư giãn ngày càng tăng cao đòi hỏi bộ phận đáp ứng nhu cầu này cần chuyên nghiệp và tinh tế hơn để thỏa mãn nhu cầu của khách hàng. Ăn uống là nhu cầu thiết yếu, dẫn đến nghề bếp không những mất đi mà còn phát triển nhanh hơn bao giờ hết để đáp ứng được mức yêu cầu lớn của con người. Với thời gian học nghề nhanh, chỉ vài tháng học tập và đi làm, học viên theo nghề bếp đã có thể tự tạo ra giá trị từ những kiến thức nghề bếp mà mình học được. Nghề đầu bếp giải quyết nhức nhối thất nghiệp của xã hội Nghề đầu bếp gắn liền với sự phát triển của xã hội khi quá trình hội nhập, giao lưu văn hóa ngày một tăng. Sự giao hòa nền kinh tế dẫn tới sự giao lưu văn hóa và ẩm thực trên thế giới. Một bộ phận lớn người dân dành nhiều thời gian cho việc nghỉ dưỡng, ăn uống, đi du lịch và nhu cầu ăn uống ngày càng nhiều đòi hỏi phải có một bộ phận lớn đáp ứng được nhu cầu kể trên. Và nghề bếp chuyên nghiệp trở thành một trong những nghề hot bởi học nghề bếp không bao giờ lo đói hay thất nghiệp, với tốc độ phát triển của ngành du lịch và tốc độ các nhà hàng, khách sạn, quán ăn mọc ra như nấm thì nguồn nhân lực cung ứng cho ngành bếp đang thực sự rất thiếu.Học viên Trần Đức Thiện - Lớp nghề chuyên nghiệpVới mức lương hấp dẫn, trên thị trường mức lương dành cho học viên lớp nghề bếp chuyên nghiệp mới tốt nghiệp vào khoảng 3 – 4 triệu; các đầu bếp cứng có tay nghề cao sở hữu mức lương hàng chục triệu là chuyện hoàn toàn bình thường… Và không có ngành nghề nào có mức độ thăng tiến nhanh như nghề đầu bếp.Thầy Nguyễn Mạnh Tuấn - Tổng bếp trưởng khách sạn Quân ĐộiTrải qua một khóa đào tạo nghề đầu bếp bài bản với các kỹ năng được xây dựng dựa trên nhu cầu cần thiết của các nhà hàng, khách sạn trên thị trường, lớp đào tạo dạy nấu ăn chuyên nghiệp của EZcooking xây dựng dựa trên từng cấp bậc giúp học viên lựa chọn đúng con đường mà mình theo đuổi “làm bếp” hay “làm bếp trưởng”.   Theo thời gian, bằng niềm đam mê và kinh nghiệm vốn có của mình, học viên theo nghề bếp hoàn toàn tự nâng cao tay nghề cho mình và đặt mục tiêu trở thành bếp trưởng với mức lương hấp dẫn hoặc tích lũy đủ kinh nghiệm sẽ tự đứng ra mở một cửa hàng cho chính mình làm chủ. Tự đứng ra kinh doanh nấu ăn hay theo đuổi đam mê trở thành bếp trưởng, tất cả con đường đó đều góp phần giải quyết nỗi lo thất nghiệp tại Việt Nam như hiện nay....

Đọc tiếp

Dạy nấu ăn các món ăn vặt mùa đông để tự kinh doanh trong vòng một ngày

Dạy nấu ăn các món ăn vặt mùa đông để tự kinh doanh trong vòng một ngày

Các lớp dạy nấu ăn món ăn vặt mùa đông giúp bạn tự kinh doanh một cửa hàng bán đồ ăn vặt online ngay tại nhà chỉ trong vòng 1 ngày.Các món đồ ăn vặt mùa đôngHà Nội là một trong những thành phố nổi tiếng về đồ ăn vặt ngon với nhiều loại đa dạng, được nhiều người yêu thích đặc biệt về mùa đông. Khi thời tiết se lạnh, ai cũng thèm vài món ăn nóng hổi hoặc lai rai nhí nhách, chính vì thế các món ăn vặt không chỉ được lòng các bạn trẻ mà còn được lòng dân công sở bởi theo nghiên cứu thì khoảng thời gian từ 15h – 16h hàng ngày là khoảng thời gian nghỉ ngơi, thư giãn của dân công sở, do đó nhu cầu ăn vặt của đối tượng này rất nhiều mà chưa đáp ứng được hết. Ẩm thực rất đa dạng, tuy nhiên các món ăn vặt ngon dành riêng cho mùa đông ở Hà Nội không phải nơi nào cũng có bởi nó đã đi sâu vào tâm trí của người dân nơi đây nói chung. Cứ mỗi dịp đông về dạo quanh một vòng Hà Nội, không khó để bắt gặp hình ảnh những xe bán đồ ăn vặt dạo quanh từng con phố nhỏ, những tiếng leng keng gọi mời khách thập phương. Trên các phương tiện truyền thông, khách du lịch nước ngoài không ngần ngại chia sẻ muốn quay lại Việt Nam đơn giản vì không ở đâu có đồ ăn vặt ngon như ở đây. Đặc biệt, khách nước ngoài yêu thích đi vào những con phố nhỏ, vắng người và đứng thưởng thức những món ăn vặt vỉa hè nóng hôi hổi, quyện thêm tương và nước sốt kèm bánh mì là quá đủ cho một buổi chiều dạo quanh từng con phố Hà Nội. Học nấu ăn các món ăn vặt mùa đông không quá khó, với một vài buổi học tại các trung tâm dạy nấu ăn về các món chè và các món ăn vặt mùa đông giúp bạn tự làm được những món ăn ngon tại nhà, đỡ phải đi ra ngoài khi thời tiết lạnh. Nếu khéo tay và có niềm đam mê kinh doanh, bạn hoàn toàn có thể học làm các món ăn vặt mùa đông trong một ngày để học hỏi kinh nghiệm từ các bếp trưởng nổi tiếng, biết cách làm các đồ ăn vặt ngon không hề thua kém gì ngoài tiệm. Hương vị của những món ăn vặt mùa đông đang theo những cơn gió mùa đông ùa về, bạn đã sẵn sàng để chào đón chưa?...

Đọc tiếp