news

Tin tức khác

Những suy nghĩ sai lầm về nghề đầu bếp?

18 Tháng Tám, 2018

Nghề đầu bếp không có tương lai, không cần học tiếng Anh cũng có thể trở thành một đầu bếp chuyên nghiệp, nghề đầu bếp chỉ dành cho phụ nữ... đó là những tư tưởng, quan điểm không đúng về nghề đầu bếp. Vì sao đó là những quan điểm sai lầm, hãy cùng daynauan.vn tìm hiều về nghè làm bếp hiện nay đang được nhiều bạn trẻ quan tâm và hướng đến.

Những suy nghĩ về làm nghề đầu bếp

>>> xem thêm: lý do bạn nên học nghề đầu bếp tại EZcooking

1. Nghề đầu bếp thu nhập có cao không

Nhiều người thường nghĩ rằng làm nghề đầu bếp khó có được mức thu nhập cao. Đây thực sự là một nhìn nhận chưa đúng về nghề đầu bếp.
Ở bất kì ngành nghề gì đi chăng nữa tiền lương luôn phụ thuộc vào năng lực của bạn. Đối với nghề đầu bếp cũng vậy bạn càng có tay nghề cao bạn càng được lương thưởng hậu hĩnh.
Nhà hàng được chia làm nhiều loại, những đầu bếp ở nhà hàng cao cấp sẽ có lương trung bình cao hơn. 
Tại các nhà hàng tầm trung- Đối với phụ bếp :4 - 7 triệu đồng
- Đối với bếp chính :10 - 12 triệu đồng
- Bếp phó: 10 - 15 triệu đồng
- Bếp trưởng : 15 - 20 triệu đồng
(Đơn vị được tính trên một tháng chưa bao gồm tiền thưởng doanh số, doanh thu… )
Tại các nhà hàng cao cấpMức lương cơ bản tại các nhà hàng cao cấp của nghề đầu bếp cao hơn khá nhiều so với các nhà hàng bình thường.
Bên cạnh đó là áp lực công việc cao hơn.
- Đối với phụ bếp 5 - 9 triệu đồng
- Đối với bếp chính 12 - 17 triệu đồng
- Đối với bếp phó 20 - 25 triệu đồng
- Đối với bếp trưởng 30 -40 triệu đồng

2. Nghề đầu bếp không có tương lai

Làm đầu bếp thì chỉ quanh quẩn trong khu bếp chật chội thì làm gì có tương lai, học đầu bếp ra mà chỉ làm phụ bếp thì biết bao giờ mới ra nghề... Có không ít bạn trẻ mang những tư tưởng đó trong mình khi nhận định về nghề đầu bếp. Ezcooking xin khẳng định bất kể một ngành nghề, một công việc nào cũng có con đường thăng tiến, nghề đầu bếp cũng không ngoại lệ, quan trọng là bạn có nhận ra được con đường thăng tiến đó hay không mà thôi. Với nghề bếp, lộ trình thăng tiến sẽ gồm những cấp bậc sau:Bếp phụ-> bếp chính -> trưởng ca -> bếp phó -> bếp trưởng và tùy theo ở những nhà hàng lớn nhỏ mà họ có thêm những cấp bậc trong hàng ngũ nhà bếp để tạo thêm mắc xích quan trọng trong hàng ngũ nhà bếp.

3. Làm nghề đầu bếp không cần biết tiếng Anh

Nhận định này xét một góc độ nào đó cũng đúng: đầu bếp làm việc cho các nhà hàng – khách sạn chỉ phục vụ khách Việt hay đầu bếp không trực tiếp phục vụ khách nước ngoài thì không cần biết tiếng Anh. Tuy nhiên, nếu bạn muốn thăng tiến trong nghề, muốn có được vị trí công việc tốt hơn – mức lương hấp dẫn hơn thì bạn cần phải biết tiếng Anh.
Tiếng Anh tốt giúp bạn dễ dàng tra cứu tài liệu ẩm thực bằng tiếng nước ngoài – cập nhật thêm nhiều kiến thức mới cho bản thân, được tuyển dụng làm việc cho các nhà hàng – khách sạn chuẩn sao quốc tế, được cử tham gia các khóa đào tạo nâng cao nghiệp vụ do các đầu bếp nổi tiếng hàng đầu thế giới chỉ dẫn... không những nâng cao tay nghề mà còn cả chuyên môn lẫn kiên sthuwcs hiểu biết thêm phong phú, tạo thêm được những món ăn đa dạng. Rõ ràng tiếng Anh mà một kỹ năng quan trọng mà các đầu bếp cần có.

4. Nghề đầu bếp chỉ dành cho nữ giới


Trong gia đình, gian bếp vốn được mặc định là không gian chỉ dành cho những người phụ nữ là người nội trợ đảm đương mọi công việc ăn uống cho cả nhà,nên một số bạn nghĩ rằng nghề đầu bếp chỉ dành cho nữ giới. Suy nghĩ này là hoàn toàn sai lầm vì thực tế cả nam lẫn nữ đều có thể theo nghề bếp, thậm chí hiện nay số lượng nam giới làm đầu bếp có phần áp đảo. Những đầu bếp nổi tiếng thế giới hiện nay như: Gordon Ramsay, Marco Pierre White, Wolfgang Puck, Paul Bocuse, Graham Elliot… đều là nam giới. Hay những cái tên như: Dương Huy Khải, Luke Nguyễn, Tuấn Hải, Cẩm Thiên Long… đều là những nam đầu bếp Việt nổi tiếng, được nhiều người biết đến.

5. Chỉ cần có kỹ năng chế biến món ăn giỏi là được làm Bếp trưởng

Một người có kỹ năng chế biến món ăn giỏi chỉ có thể làm một đầu bếp giỏi chứ chưa thể đảm đương chức vụ cảu một Bếp Trưởng. Bởi muốn làm tốt vai trò điều hành toàn bộ hoạt động trong gian bếp khách sạn – nhà hàng, người Bếp trưởng không chỉ cần thành thạo các kỹ năng làm bếp; am hiểu kiến thức chuyên sâu về ẩm thực mà còn phải có kỹ năng quản lý nhân sự, sắp xếp – điều phối công việc một cách hợp lý; có kỹ năng đào tạo nhân viên; giao tiếp tiếng Anh tốt…
Vì vậy với những lý do trên hy vọng sẽ giúp bạn hiểu hơn về nghề đầu bếp cũng như công việc của họ để bạn có những suy nghĩ chính sác và quyết định đúng đắn khi lựa chọn nghề nghiệp tương lai của bạn cần phải tìm hiểu rõ nhé. Chúc Bạn thành công. 

>>> xem thêm: bạn hiểu người đầu bếp như thế nào

Ezcooking- trung tâm đào tạo nấu ăn, đào tạo nghề bếp trưởng cũng như, nghề đầu bếp chuyên nghiệp với chương trình đào tạo được xây dựng, giảng dạy theo tiêu chuẩn, toàn diện và đầy thách thức sáng tạo kích thích học viên học hỏi, giao lưu, chia sẻ nghệ thuật ẩm thực. Sẽ giúp bạn định hướng nghề nghiệp trở thành đầu bếp chuyên nghiệp.

Các bạn đang có nhu cầu học nghè bếp, hãy gọi cho chúng tôi để được tư vấn và hướng dẫn cụ thể. Thông tin chi tiết liên hệ:
Trụ sở: tầng 5 - 142 Lê Duẩn, Hà Nội Hotline: 091.556.5858 - 094.868.5732 Website: http://daynauan.vn/



Tin tức tiếp theo